Thứ Năm, 25 tháng 9, 2008

Panasonic SDR-SW20 - Cho những thước phim trong nước


Mùa hè đang đến với nhiều chuyến đi khám phá những điều thú vị ở phía trước. Bạn sẽ làm gì để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt vời đó? Dĩ nhiên là chụp ảnh hoặc ghi lại những đoạn video cùng gia đình, người thân hoặc bạn bè. Với máy quay phim Panasonic SDR-SW20, bạn sẽ dễ dàng có được những thước phim tuyệt vời với độ phân giải DVD.




Nếu như cách đây vài năm, bạn còn khá ngại ngùng về việc mang những chiếc máy chụp ảnh, máy quay phim ra những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt như bãi biển, cồn cát… thì giờ đây những thiết bị hi-tech thế hệ mới sẽ giúp bạn sử dụng trong những điều kiện như thế này.

Panasonic SDR-SW20 là sản phẩm máy quay phim được nhà sản xuất thiết kế để sử dụng trong các môi trường đặc biệt như nơi có độ ẩm cao, nhiều cát và ngay cả những môi trường ẩm ướt. Ngoài ra, chiếc máy quay này còn mang lại khả năng quay phim ở dưới nước với độ sâu 1.5 mét trong khoảng thời gian 60 phút liên tục.

Ấn tượng đầu tiên khi cầm chiếc máy đó là cảm giác khá dễ chịu với kích thước vô cùng nhỏ gọn chỉ nhỉnh hơn một bao thuốc lá truyền thống. Nhưng cũng chính vì ưu điểm này mà chiếc máy không mang lại một cảm giác cầm quay thoải mái. Nếu không có sợi dây kèm theo để cột vào thì bạn khó có thể cầm một tay để quay vì chiếc máy có thể tột khỏi tay mình. Máy được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp, thiết kế phần vỏ nổi giúp người dùng có điểm tựa khi cầm, đồng thời giảm trầy xước khi vô tình làm rớt máy. Panasonic chăm chút cho sản phẩm của mình đến từng chi tiết để đề phòng tối đa việc nước có thể vô máy. Từ những đường viền của nắp đậy pin, thẻ nhớ và các cổng kết nối đều được làm bằng cao su, cho đến loa ngoài thiết kế đặc biệt vẫn đem lại âm thanh phát ra xem lại, vừa có khả năng an toàn khi quay ở dưới nước. Màn hình được bao phủ bởi một lớp nhựa kính dày rất chắc chắn, hiển thị tốt khi sử dụng máy ở dưới nước. Hệ thống phím đơn giản, tiện dụng nhưng chưa thật sự thoải mái khi thao tác hoặc xem lại do màn hình LCD của máy không cho phép gập và xoay lại.

Panasonic SDR-SW20 ghi lại hình ảnh bằng thẻ nhớ SD hoặc SDHC, hỗ trợ dung lượng lên đến 32 GB. Máy sử dụng cảm biến hình ảnh CCD kích thước 1/6" với độ phân giải 680K pixels, ống kính Leica Dicomar zoom quang học 10X có dải tiêu cự 43.9–439mm (video) và 43.7–437mm (ảnh tĩnh), hỗ trợ canh nét tự động (Auto focus) và bằng tùy chỉnh (Manual focus), cảm biến ảnh hỗ trợ chống rung điện tử (Electronic Image Stabilizer - EIS). Với cấu hình như vậy, máy đáp ứng tốt khả năng quay phim DVD ở độ phân giải chuẩn.

----Nhiều người vội vã trang bị 1-2 chiếc quạt sạc điện trong nhà, vì biết chủ trương cắt điện luân phiên của “nhà đèn”. Tại các tiệm đồ điện đường Lý Thường Kiệt, chợ Tân Bình, TP HCM, lượng khách mua quạt sạc điện chiếm đến 30%, giá cũng leo lên ít nhiều.


Chị Thanh Dung, chủ một cửa hàng bán đồ điện gia dụng tại chợ Tân Bình cho biết: Giá một chiếc quạt sạc điện từ 150.000 đến 300.000, đồng, tùy kích cỡ và xuất xứ và có chút chênh lệch khoảng 30.000-50.000 đồng giữa các cửa hàng. “Loại hàng này chủ yếu là để phòng hờ, đợi đến lúc cúp điện mới lấy ra xài, không bền như quạt chạy điện trực tiếp”, chị Dung thật tình cho biết. Đèn sạc điện cũng đang bán rất chạy.


Theo các đại lý bán hàng, máy điều hòa nhiệt độ bán chạy nhất vẫn là hàng Toshiba, Mitsubishi, National. Hiện nay trên thị trường có tới hơn 20 loại nhãn hiệu máy lạnh khác nhau với giá cả dao động từ 5 đến 10 triệu đồng/chiếc.


Máy cũ đã qua sử dụng có giá chỉ bằng khoảng từ 40 đến 60%. Tuy nhiên, xu hướng người tiêu dùng là không chuộng máy cũ. Chị Trương Bích Đào, ngụ đường Bà Hom, quận 6, TP HCM cho hay gia đình chị vừa mua một máy lạnh cũ với giá 3 triệu đồng. Theo lời của nhân viên bán hàng, đây là loại máy sử dụng văn phòng, dù đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới. Công ty giải thể nên thanh lý lại với giá rẻ.



Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, máy cũ xài hao điện, thường xuyên xảy ra trục trặc. Mỗi lần như vậy, phải mất thời gian chờ đợi 2-3 ngày cửa hàng mới cho nhân viên kỹ thuật xuống kiểm tra. “Trời nắng nóng như thế, đâu thể ngồi chờ mấy ngày trời. Đành phải gọi thợ đến sửa cho nhanh. Mỗi lần tốn hết 100.000-150.000 đồng. Như vậy tính ra còn mắc hơn mua máy mới”

Bánh trung thu xuất hiện tại Ngày hội CNTT Nhật Bản


Ban tổ chức đã thi vị hóa cuộc hội ngộ của các doanh nghiệp phần mềm hai nước Việt - Nhật bằng một triển lãm với sự xuất hiện của bánh trung thu, đèn lồng, thư pháp Việt Nam, hình tượng hoa anh đào của Nhật Bản và những cuốn truyện tranh theo phong cách Manga...


Bước chân vào khu A3, triển lãm Giảng Võ, nơi diễn ra Ngày hội CNTT Nhật Bản do Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức, nhiều khách tham quan trong buổi sáng ngày khai mạc (3/9) cứ ngỡ mình đi lạc vào một lễ hội văn hóa. Khung cảnh bày ra trước mắt là nghệ thuật gấp giấy Origami, những cô gái vận kimono, mô hình vòm cổng truyền thống của Nhật Bản, hay gian hàng Cơm Việt...


Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA, Nhật Bản là một thị trường chiến lược của ngành phần mềm Việt Nam, với qui mô và tốc độ tăng trưởng cao tới 40 – 50%/năm. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh khai thác và tiếp cận với các doanh nghiệp mới tại đây lại không đơn giản. Một trong những cản trở lớn đó là ngôn ngữ và văn hóa. "Các điểm nhấn văn hóa Nhật Bản và Việt Nam được thể hiện trong Ngày hội CNTT Nhật Bản lần thứ 2 này sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp VN tiếp cận với đối tác thuận lợi và đúng hướng hơn", ông Bình cho biết. "Chúng tôi còn tiếp tục nhân rộng mô hình tổ chức đậm phong cách văn hóa này với những sự kiện CNTT khác mà VINASA sẽ thực hiện trong thời gian tới".


Trong hai ngày 3-4/9 diễn ra sự kiện này, sẽ liên tục có các thiết bị hội thảo để doanh nghiệp hai nước chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và xây dựng cầu nối. Trong đó, trọng tâm là vấn đề chính sách, nhân lực...


Nhật Bản là thị trường CNTT lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Bắc Mỹ.


Nhiều công ty phần mềm trong nước có phần lớn doanh thu từ thị trường Nhật như: FPT 56%, Luvina 100%, NCS 100%, Vĩnh Nam 100%… Các doanh nghiệp của Nhật như NEC, Hitachi Soft, Fujitsu.. đã đầu tư và mở chi nhánh tại Việt Nam. Hitachi Soft hiện có tới 1/4 tổng sản lượng phần mềm gia công toàn cầu của hãng được thực hiện tại Việt Nam.



----------Máy phát điện từ sóng biển đoạt giải Phát minh xanh----------



Vượt qua 10 đề tài trong vòng chung kết cuộc thi Phát minh xanh 2006 do Công ty Sony, Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Tài nguyên Môi trường tổ chức, "Máy phát điện từ năng lượng sóng biển" của sinh viên Bùi Nguyên Vọng, khoa điện tử trường Đại học Cần Thơ, chiếm giải nhất.


Theo đề tài, Bùi Nguyên Vọng thiết kế một chiếc máy phát điện có phần thu năng lượng sóng hoạt động trên biển, nhưng lại có bộ phận phát điện đặt trên bờ. Nhờ đó có thể dễ dàng bảo dưỡng máy và giữ an toàn cho phần phát điện mà không sợ ảnh hưởng của nước biển.


Chiếc máy phát điện này có thể hoạt động trong nhiều điều kiện sóng biển khác nhau. Dù khi thủy triều lên hay xuống, dù hướng gió trên biển có thay đổi thì máy vẫn có khả năng tự điều chỉnh để tiếp tục hoạt động. Ban giám khảo cuộc thi Phát minh xanh đã đánh giá đây là điểm rất mới của đề tài.


3 giải nhì được trao cho đề tài "Nhà quản lý xanh" của tác giả sinh viên Lê Thị Hồng Điệp trường Đại học bán công Tôn Đức Thắng, TP HCM; "Vườn hoa lọc nước trên hồ B52" của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Anh đến từ Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội. Nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Đà Nẵng cùng đề tài “Giải pháp cấp nước sinh hoạt cho làng nước đen - làng Trà Đình 2, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, cũng đoạt giải nhì thứ 3.











Sinh viên Phạm Quốc Khánh giới thiệu đề tài "Thông tin an toàn hóa chất miễn phí", đoạt giải ba Phát minh xanh. Ảnh: V.Q.T.

“Nhà quản lý xanh” là một phần mềm tra cứu về các thuật ngữ môi trường bao gồm phần giải thích về các thuật ngữ môi trường, các vấn đề về môi trường mà con người đang phải đối mặt, các quy định của pháp luật về môi trường và những công nghệ tham khảo về xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải. Phần mềm được biên soạn công phu, có cả phần hình vẽ minh họa và phim video về các cảnh báo môi trường.



--------Phân loại rác tại nhà - đầu voi đuôi chuột?-----------


Cách đây khoảng 1 tháng, cái tin sẽ thử nghiệm việc phân loại rác tại nhà trên khu vực phường Láng Hạ, Hà Nội làm cho không ít người thấy vui mừng. Cuối cùng thì một việc làm văn minh, tưởng như đơn giản, đã được thực hiện ở nhiều nước tiên tiến cũng sẽ được áp dụng ở Việt Nam, mà mình lại là một trong những người đi tiên phong, oai phết. (Phạm Lưu Ly)


Nói cho vui thế chứ thực ra những người có trách nhiệm với môi trường, với văn minh đô thị mừng là ý thức của người dân và trách nhiệm của các nhà chức trách trong vấn đề này đã le lói được cải thiện.


Rồi người ta cũng phát tờ rơi, giảng giải thế nào là rác vô cơ, rác hữu cơ, rác có thể tái chế và sử dụng lại, lợi ích của việc phân loại rác được nêu rõ ràng, thuyết phục lắm.


Rồi phát thùng rác thông minh cho từng nhà, thùng xanh đựng rác hữu cơ, thùng da cam đựng rác vô cơ.


Hai thùng rác to hơn có màu tương tự được đặt ở nơi công cộng để dân tình mang rác ra đó đổ. Sướng nhé, từ bây giờ không phải đợi tiếng kẻng mới đổ rác được. Nhưng chao ôi, cả khu vực bao nhiêu dân cư mà cái thùng rác công cộng bé tý thế kia thì... ai đổ ai không?


Mọi người đi đổ rác đều xách hai thùng ra, người dân mình rất có ý thức, đã được vận động như vậy nên thực hiện phân loại rác rất nghiêm chỉnh.


Nhưng vì thùng rác công cộng bé quá, nên vẫn phải đợi xe rác đi mới đổ được. Thế là thấy có 2 xe rác. Mấy ngày đầu cô gom rác còn chủ động hướng dẫn rác nào đổ vào xe nào. Nhưng chắc việc đẩy 2 xe rác vất vả quá nên được mấy hôm, cô cho đổ cả hai loại rác vào một xe. Người đổ rác cứ ngơ ngác, không hiểu.


Thế là công toi, người dân phân loại rác làm gì nhỉ, chắc là cả dự án thất bại do quên không tập huấn ý thức cho người công nhân vệ sinh môi trường.


Thiết nghĩ dân đã có ý thức như vậy, nay đánh mất đi liệu sau này có còn thuyết phục họ lại được không?



( Theo www.vatgia.com)

Không có nhận xét nào: